Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa giải âm
biêu 標
◎ Nôm: 𱍶 / 鑣 / 䮽 / 鏕 / 󱢌 âm THV. AHV: tiêu, phiêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Tiêu: ngọn cây” (標木末也). Lư Thậm bài Tặng lưu côn thi có câu: “lụa nàng thướt tha, giăng ở ngọn tùng” (綿綿女蘿,施于松標 miên miên nữ la, thi vu tùng tiêu). Tiếng Khách Gia: piau¹, biau¹, beu¹, peu¹. Âm HTC: *piauh [Schuessler 1988: 167]. Đây đồng thời là nguyên từ của cây nêu < 標幟 (áo cà sa mắc ở đầu ngọn sào là sự xác chỉ cho lãnh thổ của nước Phật), còn một số âm trại khác như bêu trong bêu đầu, nêu trong nêu danh, têu trong đầu têu. “biêu danh: nêu danh, dán danh” [Paulus của 1895: 57; n nam 1984: 44-49; MQL 2001: 1206]. 䮽. Phiên khác: biều (TVG), miều: cái quý, cái tốt (ĐDA), lèo: giải thưởng (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nêu cao (vinh dự). Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử, ai thấy Di Tề có thửa tranh. (Tự thuật 113.7).
tt. <từ cổ> vẻ vang, vinh dự, đáng được mọi người coi làm gương, “tiết biêu: tiết hạnh rỡ ràng” [Paulus của 1895: 57]. Phồn hoa chẳng dám, ngặt yên phận, trong thế, anh hùng ấy mới biêu. (Tự thuật 116.8).
dt. <từ cổ> cái được nêu lên đại diện cho những cái khác cùng loại, như trong tiêu biểu, tiêu chuẩn. Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch từ chữ đại phiêu 大標: trỏ nhân phẩm cao thượng của người quân tử đáng làm tiêu chuẩn cho muôn đời. Trong sách giải âm, chữ biêu dịch chữ “đệ”, ví dụ: sang năm ứng thí ắt lĩnh biêu tiến sĩ (TKML qii: 77b), ngươi nhuận chi mới đến kẻ chợ, rút được biêu tiến sĩ (TKML q.iii: 59a) [N Tân 2013: 111].
dt. <từ cổ> (loại từ) cái, sự. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1).
dường ấy 羕意
k. Như thế, như vậy, các văn bản giải âm thường dịch chữ “như thử/ tư/ thị” (如此 / 斯/是), nhất thiết chúng sinh dường ấy < 一切眾生亦如此 (Phật Thuyết 4b1). Dường ấy đau bức, chẳng khá đam danh tướng nào sinh được thân thế <如斯痛苦不可名狀 (Phật Thuyết 11a). Nhược ai hay dường ấy mới óc là con thảo < 能如是名為孝子 (Phật Thuyết 18b). Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, lẩn thẩn làm chi áng mận đào. (Mạn thuật 35.7)‖ (Tự thán 74.8)‖ (Bảo kính 132.7)‖ (Tự thuật 117.7).
lững đững 浪蕩
◎ Nôm: 浪蕩 AHV: lãng đãng. Phiên khác: lẵng đẵng: lận đận, vất vả (TVG, BVN), lãng đãng (VVK, Schneider).
đgt. lúc đi về phía này lúc lại đi về phía nọ, không có mục đích gì, và không câu nệ trói buộc bởi bất cứ điều gì. “lững đững: bộ lờ đờ không tới không lui, không phấn phát; lờ đờ lững đững: bộ dở chìm dở nổi, không tới không lui” [Paulus của 1895: 333]. Mấy kẻ công danh nhàn lững đững, mồ hoang cỏ lục thấy ai đâu. (Tự thuật 121.7). Việt Hán tân tự điển của phó căn thâm ghi “lãng đãng: chầm chậm, trì hoãn”, hoặc ghi âm “lững đững” với nghĩa “không tiến không lui, dùng dằng nấn ná” (bất tiến bất thoái) hoặc âm ”lững thững” với nghĩa “ung dung thong thả không gấp gáp” (thung dung bất bách). Truyền Kỳ Mạn Lục giải âm có câu: “lãng đãng đoái trông” <徘徊顧望. Dựa trên các cứ liệu trên nhóm MQL đề xuất phiên là “lững đững” với nghĩa “dùng dằng nấn ná” cả câu thơ có nghĩa: mấy kẻ công danh thôi đừng nấn ná dùng dằng ở chốn quan trường làm gì nữa. [MQL 2001: 921]. Theo chúng tôi, câu này nên diễn nghĩa như sau: “mấy kẻ công danh quen thói nấn ná ở chốn cửa quyền kia. [rồi mai kia cũng chỉ còn lại] một nấm mồ hoang xanh cỏ, có ai còn biết là ai nữa đâu”. Ss Trăm năm còn thấy chi đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì (cung ).
mỗ 某
đt. <từ cổ> thường đứng trước danh từ, từ phiếm chỉ, nọ, nào đó, trỏ người hay sự vật nào đó chưa biết một cách rõ ràng xác định. Thuỷ chung mỗ vật đều nhờ chúa, động tĩnh nào ai chẳng bởi sày. (Mạn thuật 25.3)‖ (Tự thán 95.1, 100.4)‖ (Bảo kính 167.2).
đt. <từ cổ> trỏ đối tượng đã nhắc đến, hoặc đối tượng mà ai cũng đã biết. Sách Phật Thuyết có câu: Mày tuy là đệ tử cả tao, đi tu hành tuy rằng đà lâu ngày, hay sự mỗ chưa rộng. (tr. 7), sự mỗ tức các sự việc trong đời. Ở thế những hiềm qua mỗ thế, có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.3), mỗ thế: cuộc đời này‖ (Thuật hứng 59.3)‖ (Tự thán 73.7), mỗ phận: phận của mình (tức trỏ phận của các loài phi tẩu)‖ (Tự thán 98.8)‖ (Cúc 216.8), mỗ mùi hương: mùi hương của từng loài hoa (Cúc và lan).
đt. <từ cổ> ngôi tự xưng, ta, có thể dùng làm chủ ngữ, cũng có thể làm tính từ với nghĩa “của ta”. Vương An Thạch 王安石 đời Tống trong du bảo thiền sơn ký 游褒禪山記 viết: Vương Mỗ 王某 và tự chua rằng “Vương Mỗ tức Vương An Thạch tôi. Cổ nhân xưa khi biên soạn sách vở, khi viết đến tên mình, thường chỉ viết chữ mỗ để thay thế, hoặc viết chữ mỗ sau họ của mình. Sau khi viết xong, cho chép lại sách ấy thì mới chính thức viết danh tính”. Trong sách Phật Thuyết có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất là mỗ giáp : tôi, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số ít). Dịch từ chữ Hán tương ứng ngã 我 trong câu Ấy vậy mỗ giáp kĩnh lễ ← 是故我皈依 Phật Thuyết, 2b1 ‖ (Ngôn chí 7.1)‖ Phú quý chẳng tham thanh tựa nước, lòng nào vạy, mỗ hây hây. (Ngôn chí 22.8)‖ (Mạn thuật 29.4, 31.4, 34.4)‖ (Tự thán 94.4, 104.8, 106.2)‖ (Tự thuật 114.1, 115.2)‖ (Bảo kính 142.6, 157.7, 180.2)‖ Quý nương đà trở lại lê viên, lui gót mỗ dời chân dặm liễu. (đinh Lưu Tú 11).
dt. <từ cổ> trỏ số lượng nhỏ, chút, mảy may. Sách Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục có câu: chẳng mỗ phút hơi, xẩy vậy cả mưa < 不瞬間忽然大雨. Từ ngày gặp hội phong vân, bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. (Trần tình 37.2, 38.1)‖ (Thuật hứng 52.2).
dt. <từ cổ> một. Khi mát về chiêm bao khách êm, chốn sơn phòng chẳng có mỗ việc < 涼回客夢清,山房無個事 (TKML). Trong tiếng Hán, “cá” là lượng từ chỉ đơn vị cá thể, đứng trước nó thường là từ chỉ số lượng. Trường hợp từ số lượng là “một”, thì không nhất thiết phải dùng. Do vậy “cá sự” có thể hiểu là “nhất cá cự”, có nghĩa là “một việc”, ở đây được giải âm là “mỗ việc”, thế thì “mỗ” phải là từ chỉ số lượng [NT Nhí 1985]. Trúc thông hiên vắng trong khi ấy, nừng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm. (Ngôn chí 5.8) ‖ (Mạn thuật 33.8)‖ (Bảo kính 187.2).
rốt 卒
◎ Nôm: 󰭾 / 室 {票 phiêu +巨 cự}, nhầm từ 栗 {栗 lật + 巨 cự}, kiểu tái lập *krot⁵ [TT Dương 2012c]. rốt là từ gốc Hán, với nghĩa là “chết” trong từ chết tốt. Thú vị là với nghĩa này thì AHV đọc là tuất, như tử tuất. Thế nhưng người Việt vẫn quen đọc là tốt. Từ động từ nghĩa là chết, chữ tốt chuyển sang dùng làm phó từ với nghĩa là “sau cuối, cái đoạn cuối cùng”, tiếng Việt gọi là rốt / rút. Như câu 卒能成事 tuất năng thành sự (rốt cục có thể nên việc). Đứng trong dãy 鬚 râu > tu, 瀉 rửa > tả, 胥 rể > tế, thì 卒 rốt > tốt rất có thể là âm THV.
dt. <từ cổ> cuối, đoạn cuối, lưu tích còn trong chữ sau rốt, rốt cuộc . “rốt: ở đàng sau hết, ở sau chót, ở dưới chót. rốt đáy: ở dưới chót, ở dưới đáy. rốt năm: cuối năm, cùng năm.” [Paulus của 1895: 883]. so bốn mùa đâu bằng xuân rốt (hoàng sĩ khải - tứ thời khúc vịnh)‖ rốt đời nhà trần vâng mệnh sang sứ nước bắc (Truyền Kỳ Mạn Lục giải âm - hạng vương từ ký). Còn lưu tích trong các chữ rốt lòng, rốt hết, rốt ráo. Chưng lời đức thánh đời trước noi trời dựng mực rốt chẳng chi lớn hơn việc lễ <tiền thánh kế thiên lập cực chi đạo mạc đại ư lễ 前聖繼天立極之道莫大於禮 (Lễ Ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa - Lễ Ký đại toàn tự: 1a).
p. <từ cổ> cuối cùng. Tuỳ binh thiêu đốt bốn bên, hậu lý rốt bèn khôn biết cậy ai. (Thiên Nam Ngữ Lục, c. 2704) hai mươi tuất rốt, hai mươi mốt nửa đêm: tiếng nói về mặt trăng, ngày hai mươi coi giờ tuất, ngày hai mốt chừng nửa đêm mới mọc” Tai thường phỏng dạng câu ai đọc: “rốt nhân sinh bảy tám mươi”. (Tự thán 76.8)‖ (Bảo kính 138.8). Dịch câu nhân sinh thất thập cổ lai hy 人生七十古來稀 của Đỗ Phủ.
đgt. <từ cổ> dịch chữ cùng 窮 (thực hiện đến cùng, cố cùng, làm cho rốt ráo), lưu tích còn trong từ rốt ráo. Chàu mặc phận, nguôi lòng ước, rốt an bần, ấy cổ lề. (Tự thán 88.6). cùng (窮) nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; rốt (栗) thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi đụt lốc (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú 28a2).
tai 鰓 / 腮
◎ Nôm: 𦖻 Nguyên nghĩa là cái mang cá, lô cư cá vức bốn tai . CNNA, 四鰓鱸 tứ tai lư: cá lô có mang bành rộng, để hở vân mang đỏ tía, tựa như có bốn mang [Từ Hải: 913, 1544; Huệ Thiên 2004: 55]. Sách Tập Vậnvận hội ghi: “Tang tài thiết, âm tai, xương hai bên má cá.” (桑才切,𠀤音顋。魚頰中骨也). Tiếng Việt có từ mang tai (mang = tai) được hình thành từ lối giải âm. bạt tai: dùng bàn tay tát vào cả má tai. Tiếng Hán còn có một đồng nguyên tự nữa là tai 顋 cùng trỏ xương hai bên má, như cười ngoác mang tai. đầu cua tai nheo. Tng. âm PVM: *saj [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss t’aj² (nguồn), t’aj² (Mường bi), saj⁴ (Chứt), kutu:r (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235; 2005: 272]. Như vậy, tai là một từ Nam Á gốc Hán.
dt. bộ phận thính giác. (Ngôn chí 6.8)‖ Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp, cầu ai khen miễn lệ ai chê. (Thuật hứng 48.7, 57.8, 60.7)‖ (Tự thán 76.7, 84.6, 92.4)‖ (Bảo kính 165.8)‖ (Trừ tịch 194.6)‖ (Tích cảnh thi 201.1).
thon von 村員
◎ Phiên khác: thôn viên: thôn nhân, ông lão nông thôn (TVG), chon von: cao vút, chơ vơ (ĐDA). Nay theo Schneider và NT Nhí.
tt. <từ cổ> suy vi, “cheo leo, nguy hiểm, gian nan”. [Paulus của 1895: 1024]. Chỉn đã thon von ← 式微式微乎不歸 (Kinh ), chim phượng kia vậy sao đức chưng thon von < 鳳兮鳳兮何德衰 (Tứ thư ước giải- Luận Ngữ) [NTN 2008: 94, NTN 1985]. “Chỉn đã thon von! chỉn đã thon von!” < thức vi! thức vi! (Thi kinh giải âm, 1892). Các cụ già Đông Anh, cổ loa vẫn nói “con cháu phải giữ thói ông cha, chớ để thon von” với nghĩa “suy sút, sút kém” [CK Lược 1980: 184]. Văn này gẫm thấy mới thon von, thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.1). Sách Luận Ngữ thiên có đoạn: “Khổng Tử bị hãm ở đất khuông. Than rằng: Văn Vương đã mất, văn chẳng còn ở trong ta đây sao? nếu trời để mất cái nền văn này, thì những kẻ chết sau ta sẽ chẳng thể biết được nền văn ấy nữa; còn nếu như thiên chưa muốn để mất văn này, thì người đất khuông liệu có làm gì được ta?” (子畏於匡。曰:“文王既沒,文不在茲乎?天之將喪斯文也,後死者不得與於斯文也;天之未喪斯文也,匡人其如予何?), thon von dịch chữ táng 喪‖ Giữ khăng khăng ai nỡ phụ, bù trì mựa khá để thon von. (Tự thán 87.8)‖ phò vạc hán thuở thon von (Hồng Đức ). Câu thơ thể hiện nỗi lo lắng của tác giả về tình hình văn trị. Một nguyên nhân có thể là do “Bấy giờ, các chức đứng đầu ở triều đình đều là đại thần khai quốc nắm giữ, họ không thích Nho thuật.” (Đại Việt sử ký toàn thư) [PL 2012: 369].
đứt vàng 󱢎黄
◎ 󱢎 {tất 悉+ cá 个} bảo lưu từ giai đoạn trước, có kiểu tái lập cho tiếng Việt tiền cổ là *kđứt [TT Dương 2012a]. Tương quan d- đ, có cặp dứt - đứt. x. dứt. Phiên khác: chặt (TVG, ĐDA, MQL), dứt (Schneider, PL). Nay đề xuất.
đgt. đc. <Nho> chặt đứt vàng, dịch chữ đoạn kim 斷金. Kinh Dịch có câu: “Hai kẻ đã một lòng, thì sắc bén có thể chặt đứt được vàng.” (二人同心其利斷金). Chữ đoạn theo truyền thống giải âm thường được đối dịch bằng từ đứt. Ví dụ: Bằng vượn kêu dấu con, gan lòng đứt làm tám tấc ← 如猿啼愛子寸寸斷肝腸 (Phật Thuyết 15b9). Tiếng dế ngâm xui đứt ngọn bạch dương 蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 16a10). Mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu đứt mà lại nối 而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾而復續 (TKML i 11a1). Đoạn đứt tài may, liệt bày thao giấu (Tam Thiên Tự: 102). Đứt vàng chăng trớ câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. (Bảo kính 178.3).
hợp 合
đgt. <từ cổ> nên, trong các văn bản giải âm giải nghĩa chữ hợp thường được dùng để dịch các chữ đương 當, nghi 宜 (nên). Phô mày hợp rẽ nghe < 汝當諦聽 (Phật thuyết: 23a9). Kinh này hợp óc là chi? <此經當何名.(Phật thuyết 31b9). Tao hợp vì mày rẽ ròi chua thốt <吾當為汝分別解說 (Phật thuyết 24b3). Hợp thẳm nghĩ nhiệm nhặt < 宜深自韜匿 (Truyền kỳ mạn lục). Công danh đã được, hợp về nhàn. (Thuật hứng 69.1). phb. sá.